Tương tác Database bằng ngôn ngữ Python

Nội dung

Bài này sẽ giới thiệu những nội dung sau:

  • Sử dụng Shell để truy vấn trực tiếp
  • Cách insert value
  • Cách select value
  • Cách update value

Sử dụng Shell để truy vấn trực tiếp

Nếu như chúng ta muốn viết những câu truy vấn trực tiếp, ta sẽ dùng câu lệnh shell của manage.py để thực tập lần này. Đầu tiên mở terminal và chạy câu lệnh sau:

python manage.py shell

Khi đó, manage sẽ mở chương trình để chạy lệnh ngay trên CMD (Terminal) để cho ta tương tác những model mà ta muốn

Nếu như mình muốn tương tác mới model Post, thì phải import nó vào. Vì Post nằm ở module models trong app home. Mình sẽ viết câu lệnh import là:

from blog.models import Post

Bây giờ mình sẽ bắt đầu truy vấn đến bảng Post.


Cách insert value

Bây giờ chúng ta vẫn dùng tư duy hướng đối tượng để insert value vào bảng, Kteam sẽ khởi tạo 1 instance Post và truyền các giá trị vào các thuộc tính (Mỗi dòng là mình enter xuống dòng):

>>> a = Post()
>>> a.title = 'First Title'
>>> a.body = 'Hello World'
>>> a.save()

Kteam đã khởi tạo một instance a thuộc class Post, a có thuộc tính title là ‘First Title’, body là ‘Hello World’. Bây giờ muốn lưu thông tin a vào bảng Post trong database. Kteam sẽ gọi phương thức save(), là phương thức hỗ trợ sẵn trong model dùng để insert hoặc update dữ liệu xuống Database.

Bây giờ ta thử DB Browser For SQLite mở file sqlite mà Kteam đang sử dụng và truy vấn câu select để lấy dữ liệu bảng Post ra xem:

Ta thấy, đã có 1 row trong bảng. Ngoài cột title và body như ta đã truyền, thì ta đã có thêm id (cột tự tăng theo quy tắc của Django) và cột date tự tạo như mình đã mặc định ở bài trước.

Ở đây có 1 vấn đề là lúc này là ngày 14/09/2019 lúc 14h:28m nhưng cột date lại là 07h:28m. Nguyên nhân do phần setting.py nó mặc định giờ hệ thống ở múi giờ 0, trong khi nước mình lại ở múi giờ thứ 7. Ta có thể chỉnh lại sang giờ Việt Nam như sau, qua phần settings.py chỉnh biến TIME_ZONE là ‘Asia/Ho_Chi_Minh’

Ngoài cách insert như trên, ta có thể viết gọn như sau:

>>> b = Post(title='Secondary Post', body='Hello Django')
>>> b.save()

Cách select value

Sau khi thêm dữ liệu, bây giờ ta muốn truy vấn lấy dữ liệu từ bảng ra. Để viết câu “select * from blog_post; ”, ta có thể sử dụng như sau:

>>> Post.objects.all()
<QuerySet [<Post: Post object (1)>, <Post: Post object (2)>]>

Khi gọi phương thức này, ta nhận được kết quả là một QuerySet List chứa các instance Post chính là 2 row dữ liệu ta vừa tạo trên trong bảng Post. Vì cách hiển thị nó là <Post: Post object (id)> làm mình khó nhận biết, Kteam sẽ override phương thức __str__ của class Post để hiển thị tốt hơn. Ta vào module models để override như sau:

Phương thức __str__ sẽ return giá trị title, nên mỗi lần print instance thuộc class Post thì nó sẽ hiển thị tiêu đề ra. Bây giờ ta hãy thoát shell ( bằng lệnh exit() ) để chạy lại xem kết quả có khác không.

Ta đã thấy kết 2 element trong List QuerySet đều trả về tiêu đề.

Nếu ta muốn câu truy vấn có điều kiện thì ta dùng phương thức get và truyền tham số là field của models đó bằng dữ liệu mà ta muốn tìm. Giống như Kteam muốn tìm Post có id bằng 1 hoặc Post có title bằng Secondary Post:

>>> Post.objects.get(id=1)
<Post: First Title>
>>> Post.objects.get(title='Secondary Post')
<Post: Secondary Post>

Cách update value

Việc cập nhật dữ liệu ở Django khá đơn giản, ta chỉ cần truy vấn tìm instance Post muốn cập nhật, thay đổi thuộc tính mình cần và dùng phương thức save() để cập nhật:

a = Post.objects.get(id=1)
a.body = 'Hello Kteam'
a.save()

Leave a Reply