Thượng đế phong chức Bật Mã Ôn, dụng ý thâm sâu Hầu vương chẳng tỏ tường
Tây Du Ký là bộ phim truyền hình kinh điển nổi tiếng đã đi qua không biết bao nhiêu thế hệ. Các nhân vật dường như đã trở thành một phần không thể thiếu của tuổi thơ. Trong hầu hết các nhân vật kinh điển ấy, Tôn Ngộ Không là nhân vật được nhắc đến và để lại ấn tượng nhiều nhất trong lòng khán giả. Tôn Ngộ Không hay còn được gọi với cái tên Bật Mã Ôn. Nhưng ít ai biết sự thật bất ngờ đằng sau về chức danh Bật Mã Ôn của Tôn Ngộ Không.
Ý nghĩa thâm sâu mà tác giả Ngô Thừa Ân lồng ghép vào chi tiết “Bật Mã Ôn”
Tôn Ngộ Không được biết đến dưới hình dạng là một con khỉ nhưng lại có 72 phép thần thông, biến hóa khôn lường. Tề Thiên không sợ trời không sợ đất, đã từng làm nhiều việc “long trời lở đất” khiến ai cũng khiếp sợ và ngán ngẩm.
Từ cướp đoạt “Như Kim Cô Bảng” của Đông Hải Long Vương đến sự kiện chấn động đất trời như đại náo Sâm La Điện, xuống âm phủ sửa đổi sổ sinh tử… Chẳng chuyện trên trời dưới đất gì mà Tề Thiên Đại Thánh không dám làm, Ngọc Hoàng Đại Đế cũng phải khiếp sợ Tôn Ngộ Không.
Để mọi chuyện được êm xuôi cũng như giải quyết mối lo phá hoại từ Tôn Ngộ Không ở chốn thiên đình. Ngọc Hoàng Đại Đế đã phong cho Tôn Ngộ Không chức “Bật Mã Ôn” như lời của Thái Bạch Kim Tinh , với hy vọng có thể ngăn chặn sự phá phách, ngang tàn của Mỹ Hầu Vương.
Trong tác phẩm Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân có những chi tiết hoang đường, hư cấu do tưởng tưởng mà ra, chẳng hạn như chức danh “Bật Mã Ôn”, dường như không có trong phả hệ thần tiên cổ đại Trung Quốc. Trong cuốn tiểu thuyết, có khá nhiều chức danh được mượn từ thời nhà Minh.
Ở đời nhà Minh, có một chức danh gọi là Ngự Mã Giám, thường sẽ do thái giám đảm nhận. Thế nhưng không phải thái giám nào cũng được lựa chọn cho chức Ngự Mã Giám. Người đó phải thuộc vào hàng chính tứ phẩm mới được đảm trách chức vụ này. Công việc của họ là chăm sóc ngựa thật tốt, nếu không sẽ bị xử phạt vô cùng nặng.
Bên cạnh đó chức danh Ngự Mã Giám còn có tên gọi khác vào thời Minh triều đó là “Thái bộc tự” hay còn gọi là Thái bộc tự khanh vào năm Hồng Võ thứ tư. Vậy thì tên gọi cho chức danh mà Ngọc Đế phong cho Mỹ Hẫu Vương thực chất là “Tôn Thái bộc tự”, thế nhưng tại sao Ngọc Đế lại gọi chức danh đó là “Bật Mã Ôn”, phải chăng có ẩn khuất gì chăng?
Trước đây, theo nhân gian kể lại rằng, ở thời Đồng Tấn, ngựa của nước Triệu bỗng nhiên lăn ra và có dấu hiệu ngừng thở. Có một người đã bắt một con khỉ có hình dáng giống với loài động vật vượn cứu sống những con ngựa đột nhiên lăn ra chếƭ. Từ đó mà về sau, người đời thường bắt nhốt một con khỉ ở trong chuồng ngựa. Họ cho rằng đây là một biện pháp giúp cho loài ngựa không bị mắc Ьệпһ ôп Ԁịᴄһ.
Thời Bắc Ngụy, từng có một cuốn sách về y học viết rằng: “Thường buộc di hầu vào chuồng ngựa, có thể khiến cho ngựa không hốt hoảng và còn тгáпһ тà, ᴄһữɑ được Ьáᴄһ Ьệпһ”. Không những vậy, ở bản thảo cương mục thời Trân cũng cho rằng nếu nhốt khỉ cái vào bên trong chuồng cùng những con ngựa sẽ tránh được Ьệпһ ôп Ԁịᴄһ”.
Nhắc đến đây, nhiều người cũng đã một phần nào hình dung được ý nghĩa của cái tên “Bật Mã Ôn” cũng như nhiệm vụ mà Ngọc Hoàng Đại Đế giao cho Tôn Ngộ Không. “Bật Mã Ôn” là từ đồng âm với “Tị Mã Ôn”, nhưng khác nghĩa. Cái tên này quả thật khá đặc biệt và kỳ lạ mà tác giả đã ấn định cho Mỹ Hầu Vương.
Thực chất, Ngô Thừa Ân đã sử dụng bút pháp của mình vẽ nên tên hiệu “Bật Mã Ôn” cho Ngọc Đế ban cho Mỹ Hẫu Vương như một sự châm biếm. Chức vụ này nhằm ám chỉ cách cai quản, thống trị của hoàng đế dưới trần gian chỉ toàn là sự che đậy, giấu diếm còn không thì là lừa đảo. Chức danh “Bật Mã Ôn” mà Ngọc Đế trên trời phong cho Tôn Ngộ Không, thật ra chỉ là sự lừa dối, âm mưu thâm sâu về cái danh hiệu mà chẳng bao giờ có trước đây.
Mãi về sau, Tôn Ngộ Không mới biết được sự thật và vô cùng tức giận. Biết được rằng Ngọc Đế đã âm thầm lừa gạt mình, Bật Mã Ôn là chức quan chẳng có tên tuổi trong sử sách, lại còn là vị quan bé cỏn con, trợn mắt và nói: “Dám khinh nhờn lão Tôn, lão Tôn ta ở Hoa Quả Sơn, xưng Vương xưng Tổ, thế mà dám lừa ta lên trời để nuôi ngựa? Kẻ nuôi ngựa chỉ là loại hậu sinh tiểu bối, là những kẻ hạ nhân, sao lại đến phiên ta cơ chứ? Ông không làm! Ông không làm!”
Nếu so sánh về chức Quyển Liêm Đại tướng của Sa Tăng hay Thiên Bồng Nguyên Soái của Trư Bát Giới thì quả thật đây là một sự sỉ nhục vô cùng sâu cay đối với Tôn Ngộ Không. Dù gì Tôn Ngộ Không cũng là Đại Vương chốn Hoa Quả Sơn, bản lĩnh không thua kém ai, ấy vậy mà lại bị lừa, chẳng trách Tề Thiên Đại Thánh không đùng đùng nổi giận.
Đến tận về sau, mỗi khi bất cứ ai gọi Tôn Ngộ Không với cái tên Bật Mã Ôn, Tôn Ngộ Không cũng đều lấy làm khó chịu, như một sự coi thường. Nếu vô tình chạm vào vết thương ngày ấy của Lão Tôn thì chắc hẳn tên đó chẳng muốn toàn mạng sống mà quay trở về.
Chi tiết “Bật Mã Ôn’ như một sự lên án cho xã hội lúc bấy giờ
Trong tác phẩm kinh điển một thời “Tây Du Ký” có rất nhiều chi tiết được lồng ghép vô cùng ý nghĩa. Thế nhưng, chi tiết Ngọc Đế phong cho Tôn Ngộ Không chức danh “Bật Mã Ôn” là một sự châm biếm vô sâu cay được tác giả Ngô Thừa Ân lồng ghép vào.
Tác giả Ngô Thừa Ân đã vô cùng tinh tế khi đưa vào chi tiết “Bật Mã Ôn” như một sự châm biếm cho xã hội lúc bấy giờ. Cho rằng tầng lớp thống trị của xã hội đương thời không biết cách sử dụng người đúng nơi đúng chỗ. Tác giả của tác phẩm Tây Du Ký muốn mượn chi tiết này như một sự lên án của xã hội.
Hành động tạo phản, tức giận của Tôn Ngộ Không như thay lời muốn nói của tác giả đối với sự bất công của xã hội giành cho ông cũng như cho những bậc tài tử trong thiện hạ. Họ có cố gắng học hành giỏi đến đâu cũng không bằng những người đã được định sẵn địa vị trong xã hội.
Không chỉ là xã hội đường thời, mà xã hội ngày nay cũng không thiếu sự bất công. Chi tiết “Bật Mã Ôn” như một sự lên án cho cả xã hội lúc bấy giờ và cho cả hiện tại. Sự nóng giận của Mỹ Hầu Vương là sự phản khán, là tiếng lòng của nhiều người về sự bất công trong xã hội.
Tác giả Ngô Thừa Ân là một nhà văn tài năng lẫy lừng, ấy vậy mà đến năm 40 tuổi ông mới được chức danh Tuế Công Sinh, sau đó hơn 60 tuổi mới được phong làm Huyện thừa Trường Hưng.
Dưới ngòi bút của tác giả Ngô Thừa Ân đã phản ánh lên được bản chất của xã hội đương thời lúc bấy giờ. Không biết cách chọn người đúng việc, là sự giấu diếm, che đậy những sự thật khủng khiếp mà ít ai biết được. Câu chuyện chức danh “Bật Mã Ôn” của Tôn Ngộ Không là một trong những chi tiết đắc giá và ý nghĩa mà Ngô Thừa Ân đưa vào trong tác phẩm Tây Du Ký. Đến ngày nay người đời vẫn không ngừng nhắc về cái tên hài hước và châm biếm ấy dành cho Tôn Ngộ Không.