Hướng dẫn tạo bộ cài và cài lại MacOS

1. Cách tạo bộ cài MacBook

1.1 Chuẩn bị những gì để tạo bộ cài MacBook:

Lưu ý : Sau khi tải file cài MacOS các bạn giải nén file ra và kéo ứng dụng vào thư mục Application.

1.2 Cách tạo bộ cài MacBook:

Cách 1: Dùng lệnh Terminal

Bước 1:

  • Bấm Command + Space search ứng dụng Disk Utility lên.
  • Sau đó chọn USB mình cần tạo bộ cài HDH (USB cắm vô sẽ nằm dưới mục External bên trái) 
  • Nhấn Erase > Bạn có thể đổi tên USB ở phần Name (ở đây LaptopVANG để là LV) và chọn định dạng (Format) USB là OS X Extended (Journaled)
  • Rồi nhấn Erase và chờ đợi khi nào xong thì nhấn Done
Tạo bộ cài MacBook

Bước 2: Nhập dòng lệnh sau vào ứng dụng Notes trên Mac

Lưu ý chỗ này bạn hãy mở ứng dụng Note trên Mac bạn lên và Paste dòng lệnh dưới đây vào để sửa

sudo /Applications/[tên HDH].app/Contents/Resources/createinstallmedia –volume /Volumes/[tên USB] –applicationpath /Applications/[tên HDH].app –nointeraction 

  • Để lấy [tên HDH] các bạn sẽ vào Finder > Application > Chọn đến HDH và bước lúc nãy bạn vừa bỏ vô > Chọn Rename > Copy toàn bộ tên đó và dán vào note chỗ phần [tên HDH]
  • [tên USB] là cái mà bạn lúc nãy để ở Bước 1 (Ở đây như LaptopVANG đang để tên USB là LV).

Sau khi hoàn chỉnh câu lệnh sẽ là

sudo /Applications/laptopvang.app/Contents/Resources/createinstallmedia –volume /Volumes/LV –applicationpath /Applications/laptopvang.app –nointeraction

Tạo_bộ_cài_cho_MacBook_1-2

Bước 3: Mở phần mềm Terminal sau đó dán dòng lệnh hoàn chỉnh ở bên Notes vào

Tạo bộ cài MacBook
Tạo bộ cài MacBook

Bước 4: Nhập Password máy tính của bạn(lưu ý nó sẽ không hiện ra ký tự password bạn ghi) nhập xong nhấn Enter và chờ khoảng 10 phút hoặc lâu hơn (tuỳ thuộc vào máy tính và USB của bạn)

Bước 5: Khi nào hoàn tất sẽ xuất hiện như hình

Tạo bộ cài MacBook

Cách 2: Dùng phần mềm Install Disk Creator (Nên dùng nhất)

Đây là cách đơn giản và dễ làm nhất nên LaptopVANG khuyên bạn hãy dùng cách này nhé!

Bước 1: Tải phần mềm Install Disk Creator:

Bước 2: Sau khi tải về và giải nén ra sẽ xuất hiện như hình:

Tạo bộ cài MacBook

Bước 3: Ở Mục “Select the volume to become the install ” click chọn vào dấu mũi tên màu xanh sẽ xuất hiện danh sách các phân vùng bạn chọn phân vùng của USB hoặc ổ cứng ngoài bạn cần tạo bộ cài MacBook lên. 

Chọn đúng tên USB của bạn.

Tạo bộ cài MacBook

Bước 4: Bạn click chọn vào  “Choose a macOS installer ” và tìm đến vị trí chứa File HDH mà bạn tải về và đặt rồi (trong mục Application) và nhấn “Open”

Tạo bộ cài MacBook
Tạo bộ cài MacBook

Bước 5:  Nhấn “Create Installer” để bắt đầu tạo.

Bước 6: Sau đó sẽ xuất hiện mục hỏi bạn có muốn xoá sạch dữ liệu trên USB hoặc ổ cứng để tạo bộ cài MacBook. Ta chọn “Erase disk” để tiếp tục

Lưu ý : Bạn nên backup dữ liệu trước vì nó sẽ xoá toàn bộ USB hoặc ổ cứng của bạn.

Tạo bộ cài MacBook

Bước 7: Sau khi xoá xong thì ta nhập mật khẩu máy tính để bắt đầu quá trình tạo bộ cài MacOS.

Tạo bộ cài MacBook

Bước 8: Quá trình tạo bộ cài bắt đầu. Quá trình mất khoảng 30 phút (Tốc độ tạo bộ cài phụ thuộc vào tốc độ của USB) 

Tạo bộ cài MacBook

Bước 9: Khi xong sẽ xuất hiện cửa sổ như hình và nhấn OK >>> thế là hoàn tất !!!

Cách 3: Tạo bộ cài MacBook bằng cách thủ công

Bước 1: Ta cần phải hiện file đang bị ẩn qua 2 cách sau

  • Cách 1: Mở terminal và gõ 2 dòng lệnh sau:

defaults write com.apple.finder AppleShowAllFiles TRUE “” killall Finder

This is the image description

  • Cách 2:

Bước 1: Mở Finder sau đó nhìn lên góc trái màn hình chọn ” Finder ” va chọn ” Preferences “

Tạo bộ cài MacBook

Click chọn “External disks”

Tạo bộ cài MacBook

Bước 2: Vào vị trí ta lưu file cài mac và nhấn chuột phải vào file cài chọn “Show package contents”

Tạo bộ cài MacBook

Bước 3: Sẽ xuất hiện cửa sổ như hình và chọn Contents

Tạo bộ cài MacBook

Bước 4: chọn tiếp “SharedSupport”

Tạo bộ cài MacBook

Bước 5: Click chuột trái hai lần vào file “InstallESD.dmg” để mount nó ra ngoài desktop.

Tạo bộ cài MacBook

Bước 6: Vào “Disk Utility” chọn USB hoặc ổ cứng ngoài cần tạo bộ cài MacBook nhấn “Restore” sẽ xuất hiện cửa sổ như hình:

Tạo bộ cài MacBook

Bước 7: Ở mục “Restore from” bạn kéo thả  file ” BaseSystem.dmg ” vào. BaseSystem.dmg nằm  trong mục sharedsupport ( lưu ý file cài  MacOS Sierra trở xuống thì  ở trong mục “InstallESD.dmg” vừa mount ở bước 5) . 

Tạo bộ cài MacBook

Bước 8: Nhấn “Restore” để bắt đầu.

Bước 9: Khi restore xong bạn hãy mở USB hoặc ổ cứng ngoài vừa mới restore và chọn vào mục “System”

Tạo bộ cài MacBook

Bước 10: Chọn tiếp thư mục ” Installation ” 

Tạo bộ cài MacBook

Bước 11: Xoá file “Package”

Tạo bộ cài MacBook

Bước 12:  Bạn quay lại mục “System” ở bước 9.

Tạo bộ cài MacBook

Bước 13: Mở file “InstallESD.dmg” vừa mount ra ở bước 5

Tạo bộ cài MacBook

Bước 14: Kéo mục “Package”  trong file Mở file “InstallESD.dmg” thả vào mục “System” 

Tạo bộ cài MacBook

Bước 15: Chờ sao chép xong thế là hoàn tất !!!

Tạo bộ cài MacBook

2. Cách cài lại MacBook.

Sau khi tạo bộ cài thành công ta bắt đầu quá trình cài lại MacBook

Muốn cài lại MacBook cần chuẩn bị :

  1. USB hoặc ổ cứng ngoài đã tạo bộ cài MacBook ở phía trên.
  2. Cắm sạc MacBook

A. Cách boot và cài lại MacBook

Bước 1: Cắm USB hoặc ổ cứng ngoài chứa bộ cài MacBook đã tạo ở trên và khởi động máy. Tiếp tục nhấn giữ phím “Option” trên bàn phím để vào chế độ boot của máy .

Cài lại MacBook

Bước 2: Ở chế độ boot của máy sẽ xuất hiện bộ cài bạn vừa tạo chọn và tiếp tục

Cài lại MacBook

Bước 4: Chờ 1-2 phút sẽ xuất hiện cửa sổ “MacOS Utilities” bạn chọn mục “Disk Utility” và nhấn “Continue” 

Cài lại MacBook

Bước 5: Trong cửa sổ “Disk Utility” bạn chọn phân vùng cần cài MacOS và nhấn “Erase” 

Cài lại MacBook

Bước 6: Sau khi nhấn Erase sẽ xuất hiện cửa sổ. Mục Format để định dạng “OS X Extended (Journaled)” và nhấn “Erase”

Cài lại MacBook

Bước 7: Chờ cho quá trình Erase hoàn tất sẽ suất hiện cửa sổ như hình dưới và nhấn Done để hoàn tất quá trình Erase.

Cài lại MacBook

Bước 8: Bạn đóng cửa sổ “Disk Utility” sẽ quay lại cửa sổ “MacOS Utilities” và bạn chọn mục “Install MacOS” và nhấn “Continue”

Cài lại MacBook

Bước 9: Sẽ xuất hiện cửa sổ “Install MacOS high sierra” (nếu bạn cài MacOS khác thì sẽ xuất cửa cửa sổ của MacOS đó)  và nhấn “continue” 

Cài lại MacBook

Bước 10: Chọn “Agree” để đồng ý với những điều khoản của Apple

Cài lại MacBook

Bước 11: Sau đó chọn “Agree” để tiếp tục

Cài lại MacBook

Bước 12: Bước tiếp theo trong cửa sổ bạn hãy chọn phân vùng mà bạn vừa “Erase”  và nhấn “Install” để vào quá trình cài.

Cài lại MacBook

Bươc 13:  Quá trình cài đặt bắt đầu

Cài lại MacBook

Bước 14: Sau khi hoàn tất máy sẽ tự khởi động lại bạn rút USB ra và thực hiện thiết lập máy.

B. Cách thiết lập MacBook

Bước 1: Bạn chọn Vietnam và nhấn Continue

cài macbook

Bước 2: Sẽ xuất hiện cửa sổ “Select your keyboard” nghĩa là bạn chọn kiểu gõ của bàn phím. Bạn nên chọn “ABC” và nhấn “Continue”

cài macbook

Bước 3: Bạn vào Wifi vào nhấn “Continue”

cài macbook

Bước 4: Bạn click chọn “Don’t transfer any infomation now” và nhấn “Continue”

cài macbook

Bước 5: Bạn có thể đăng nhập Icloud hoặc Set up later

cài macbook

Bước 6: nhấn “Agree” để đồng ý các điều khoảng của Apple.

cài macbook

Bước 7: Xác nhận lại điều khoản apple nhấn “Agree”

cài macbook

Bước 8: Đặt tên và mật khẩu cho Macbook. Bạn có thể đặt Full Name, Account Name, mật khẩu tùy ý. và nhấn “Continue”tạo tên và mật khẩu máy tính

cài macbook

Bước 9: Chờ xác nhận icloudset up icloud

cài macbook

Bước 10: Bước này bạn có thể click chọn tùy ý nếu bạn muôn đồng bộ hóa icloud cho macbook này thì chọn “Set up iCloud Keychain” nếu không thì chọn “set up late” và nhấn “continue”

cài macbook

Bước 11: Ở bước này bạn nên nhấn “countinue” để mặc định nếu mún thay đổi định vị và siri tùy ý thì chọn “Customize Setting”

cài macbook

Bước 12: Tùy chọn share thông tin thu thập cho Apple. Nên tắt

cài macbook

Bước 13:Bạn chọn tùy ý. Nếu muốn sao lưu và chia sẻ mọi dữ liều máy lên iCloud và nhấn “Continue”

cài macbook

Bước 14: Bước này bạn nên tắt . Bước này là bảo mật dữ liệu Icloud trên máy dăng nhập bằng khẩu mới zo được nếu mật khẩu thì không có cách nào lấy lại được dữ liệu,

cài macbook

Bước 11: chờ mấy giây là hoàn tất cài macbook.

cài macbook

3. Khi nào bạn cần cài lại MacBook của mình

  • Máy của bạn có dấu hiệu chậm một cách khác thường. Bạn đã reset SMC và PRAM nhưng vẫn không cải thiện. 
  • Máy sử dụng lâu và bạn cài quá nhiều phần mềm rác, file ẩn,..
  • Máy chuẩn bị được đem đi bán, tặng hoặc cho

Leave a Reply