Nội dung
Bài này sẽ giới thiệu những nội dung sau:
- Lưu trữ file tĩnh? Bootstrap là gì?
- Lưu thư viện Bootstrap vào static
- Thiết kế blog bằng Bootstrap
File tĩnh là gì? Bootstrap là gì?
Trong việc thiết kế website chúng ta sẽ có những file tĩnh để gắn vào các template như các file hình ảnh, CSS hay Javascript tách riêng ra để giúp chúng ta dễ quản lý hơn.
Bootstrap là một framework của css để giúp chúng ta thiết kế website tiện lợi hơn, đặc biệt là dành cho responsive web
Responsive Web có thể hiểu là trang web có thể hiển thị co giãn theo màn hình các thiết bị như máy tính, tablet, điện thoại để thể hiện sự thẩm mỹ của trang web
Lưu thư viện Bootstrap vào static
Đầu tiên ta sẽ vào trang chủ bootstrap để tải thư viện bootstrap cho dự án này
Sau khi tải về, ta sẽ có 1 file nén Bootstrap chứa 2 thư mục css, js chính là thư viện Bootstrap người ta đã viết ra
Quay lại project Django, ta sẽ tạo folder static, rồi ta giải nén file bootstrap rồi copy 2 folder kia vào:
Sau đó, ta sẽ map giữa đường dẫn url /static và folder static. Ở file settings.py phía dưới cùng có đoạn code này:
File settings đã mặc định rằng muốn lấy các file tĩnh sẽ thông qua url ‘/static/’
Bây giờ ta sẽ mapping nó với folder static bằng cách viết đoạn code config này phía dưới file settings.py:
STATICFILES_DIRS = [
os.path.join(BASE_DIR, "static"),
]
STATICFILES_DIRS là một dict lưu các đường dẫn folder chứa các file tĩnh. Đầu tiên Kteam sẽ nói về biến BASE_DIR là biểu hiện đường dẫn hiện tại của project, được tạo ra bằng nhóm câu lệnh này
Có thể các bạn không hiểu thư viện os, nói chung kết quả của nó là BASE_DIR sẽ lưu đường địa chỉ của project trong máy tính. Giả sử project PythonWeb của Kteam lưu là “C:/Users/Windows 10/Documents/PythonWeb” thì chính xác BASE_DIR đang lưu đoạn string này.
Trong file dict này ta có 1 element duy nhất là os.path.join(BASE_DIR, “static”) . Nếu bạn nào tìm hiểu thư viện os thì câu lệnh os.path.join là ghép các folder thành 1 đường dẫn máy vi tính. như vậy kết quả trong file dict này là “C:/Users/Windows 10/Documents/PythonWeb/static” chính là đường dẫn chứa file tĩnh mà mình cần mapping với url ‘/static/’.
Sau khi map xong, ta thử mở file bootstrap.css ở folder css thông qua url. Ta chạy server ảo và vào địa chỉ http://localhost:8000/static/css/bootstrap.css
Vậy ta đã map đường dẫn /static/ và folder static thành công.
Để template có thể sử dụng các file tĩnh, ta sẽ gọi câu lệnh sau ở các template.
{% load staticfiles %}
Đầu tiên mình sẽ thiết kế ở file base.html, bạn hay copy câu lệnh trên và điền vào:
Bây giờ, mình có thể gọi các file css, js từ folder static. Như ta muốn sử dụng file bootstrap.min.css từ folder css. Ta sẽ gọi như sau:
<link rel="stylesheet" href="/redirect?Id=bPkSKQqMZ9erlLi6p21Q4A%3d%3d" static 'css/bootstrap.min.css' %}" type="text/css">
Thiết kế blog bằng Bootstrap
Bây giờ, Kteam sẽ thiết kế giao diện có mẫu như sau:
Việc đầu tiên, ta cần chia ngang trang web cho 2 nội dung sau:
Để chia ngang các nội dung ra, ta tìm hiểu về Grid System của Bootstrap
Bootstrap sẽ chia độ ngang của trang web thành 12 phần, ta sẽ quyết định nội dung đó sẽ chiếm bao nhiêu phần ngang của trang web.
Giờ Kteam sẽ cho nội dung ô thứ 1 chiếm 2 phần ,ô thứ 2 chiếm 10 phần.
Ở ô đầu tiên có ảnh avatar, thì Kteam sẽ tạo 1 folder img trong static và đưa ảnh đó vào
Ta sẽ thiết kế giao diện như sau:
<div class="container-fluid">
<div class="row">
<div class="col-sm-2">
<center><img src="{% static 'images/L.jpg' %}" class="responsive-img" style="max-height:150px"/></center>
</div>
<div class="col-sm-10">
<center><h1>Blog Làm từ Python Django</h1></center>
</div>
</div>
</div>
- Bước 1: Ta sẽ ta sẽ tạo 1 thẻ div có class là container-fluid để căn giữa nội dung bên trong
- Bước 2: Tạo thẻ div có class là row nhằm chia ngang trang web, có nghĩa các thẻ bên trong có thể lựa chọn chiếm bao nhiêu phần
- Bước 3: Tạo thẻ div có class là col-sm-2 có nghĩa các thẻ trong chỉ chiếm 2 phần bề ngang
- Bước 4: Trong thẻ trên, ta thêm thẻ center, và trong thẻ center có thêm thẻ img để chứa bức ảnh avatar. thẻ img có class là responsive-img để bức ảnh có thể scale theo kích cỡ màn hình
- Bước 5: Song song với thẻ div có class là col-sm-2, ta tạo thẻ div có class là col-sm-10 có nghĩa nội dung bên trong chiếm 10 phần bề ngang. Trong thẻ ta để nội dung “Blog Làm từ Python Django”.
Bây giờ ta sẽ xem kết quả:
Đây là ở màn hình máy tính
Đây là ở màn hình điện thoại
Đây là file base.html sau khi design:
<!DOCTYPE html>
<html lang="en">
<head>
<meta charset="UTF-8">
<meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1.0">
<meta http-equiv="X-UA-Compatible" content="ie=edge">
{% load staticfiles %}
<link rel="stylesheet" href="/redirect?Id=bPkSKQqMZ9erlLi6p21Q4A%3d%3d" static 'css/bootstrap.min.css' %}" type="text/css">
<title>{% block title %}{% endblock %}</title>
</head>
<body>
<div class="container-fluid">
<div class="row">
<div class="col-sm-2">
<center><img src="{% static 'images/L.jpg' %}" class="responsive-img" style="max-height:150px"/></center>
</div>
<div class="col-sm-10">
<center><h1>Blog Làm từ Python Django</h1></center>
</div>
</div>
</div>
{% block content %}
{% endblock %}
</body>
</html>
Pingback: Lập trình web với Python bằng Django - Arrow Trần