Trong bài trước bạn đã biết rằng Python có loại hàm cơ bản, một là hàm tích hợp sẵn, hai là hàm do người dùng tự định nghĩa. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về danh sách các hàm được tích hợp sẵn trên Python.
Trình thông dịch của Python có sẵn một số hàm để sử dụng. Các hàm này được gọi là hàm tích hợp. Ví dụ, print()
là hàm in các giá trị được cung cấp cho hàm ra màn hình, hàm list()
tạo một list trong Python,
Trong phiên bản Python 3.6 có 68 hàm Python được tích hợp sẵn. Dưới đây là danh sách các hàm đó, cùng với mô tả ngắn gọn về chúng. Bạn có thể bookmark lại để tra nhanh khi cần nhé.
Nhấn Ctrl
+F
trên trình duyệt và nhập tên hàm cần tìm, nếu bạn muốn tìm nhanh nhé.
Hàm | Mô tả |
---|---|
abs() | Trả về giá trị tuyệt đối của một số |
all() | Trả về True khi tất cả các phần tử trong iterable là đúng |
any() | Kiểm tra bất kỳ phần tử nào của iterable là True |
ascii() | Tả về string chứa đại diện (representation) có thể in |
bin() | Chuyển đổi số nguyên sang chuỗi nhị phân |
bool() | Chuyển một giá trị sang Boolean |
bytearray() | Trả về mảng kích thước byte được cấp |
bytes() | Trả về đối tượng byte không đổi |
callable() | Kiểm tra xem đối tượng có thể gọi hay không |
chr() | Trả về một ký tự (một chuỗi) từ Integer |
classmethod() | Trả về một class method cho hàm |
compile() | Trả về đối tượng code Python |
complex() | Tạo một số phức |
delattr() | Xóa thuộc tính khỏi đối tượng |
dict() | Tạo Dictionary |
dir() | Trả lại thuộc tính của đối tượng |
divmod() | Trả về một Tuple của Quotient và Remainder |
enumerate() | Trả về đối tượng kê khai |
eval() | Chạy code Python trong chương trình |
exec() | Thực thi chương trình được tạo động |
filter() | Xây dựng iterator từ các phần tử True |
float() | Trả về số thập phân từ số, chuỗi |
format() | Trả về representation được định dạng của giá trị |
frozenset() | Trả về đối tượng frozenset không thay đổi |
getattr() | Trả về giá trị thuộc tính được đặt tên của đối tượng |
globals() | Trả về dictionary của bảng sumbol toàn cục hiện tại |
hasattr() | Trả về đối tượng dù có thuộc tính được đặt tên hay không |
hash() | Trả về giá trị hash của đối tượng |
help() | Gọi Help System được tích hợp sẵn |
hex() | Chuyển Integer thành Hexadecimal |
id() | Trả về định danh của đối tượng |
input() | Đọc và trả về chuỗi trong một dòng |
int() | Trả về số nguyên từ số hoặc chuỗi |
isinstance() | Kiểm tra xem đối tượng có là Instance của Class không |
issubclass() | Kiểm tra xem đối tượng có là Subclass của Class không |
iter() | Trả về iterator cho đối tượng |
len() | Trả về độ dài của đối tượng |
list() | Tạo list trong Python |
locals() | Trả về dictionary của bảng sumbol cục bộ hiện tại |
map() | Áp dụng hàm và trả về một list |
max() | Trả về phần tử lớn nhất |
memoryview() | Trả về chế độ xem bộ nhớ của đối số |
min() | Trả về phần tử nhỏ nhất |
next() | Trích xuất phần tử tiếp theo từ Iterator |
object() | Tạo một đối tượng không có tính năng (Featureless Object) |
oct() | Chuyển số nguyên sang bát phân |
open() | Trả về đối tượng File |
ord() | Trả về mã Unicode code cho ký tự Unicode |
pow() | Trả về x mũ y |
print() | In đối tượng được cung cấp |
property() | Trả về thuộc tính property |
range() | Trả về chuỗi số nguyên từ số bắt đầu đến số kết thúc |
repr() | Trả về representation có thể in của đối tượng |
reversed() | Trả về iterator đảo ngược của một dãy |
round() | Làm tròn số thập phân |
set() | Tạo một set các phần tử mới |
setattr() | Đặt giá trị cho một thuộc tính của đối tượng |
slice() | Cắt đối tượng được chỉ định bằng range() |
sorted() | Trả về list được sắp xếp |
staticmethod() | Tạo static method từ một hàm |
str() | Chuyển đối tượng đã cho thành chuỗi |
sum() | Thêm một mục vào Iterable |
super() | Cho phép tham chiếu đến Parent Class bằng super |
tuple() | Tạo một Tuple |
type() | Trả về kiểu đối tượng |
vars() | Trả về thuộc tính __dict__ của class |
zip() | Trả về Iterator của Tuple |
__import__() | Hàm nâng cao, được gọi bằng import |
Trong thời gian tới, mình sẽ cố gắng viết bài chi tiết về các hàm này để các bạn hiểu rõ cú pháp, cũng như cách dùng của từng hàm.
Nếu muốn biết hàm này cụ thể làm gì, có đối số nào, bạn chỉ cần nhập lệnh:
print(ten_ham.__doc__)
Python sẽ giải thích khá đầy đủ về hàm, bạn có thể đọc và làm vài ví dụ để hiểu hàm đó.