Nếu bạn là quản trị website thì khó lòng giám sát được lúc nào website up downtime vì thế mà các dịch vụ Check Down Uptime Monitoring ra đời. Có khá nhiều dịch vụ gồm trả phí lẫn miễn phí giúp bạn theo dõi website up downtime vào thời điểm chính xác nào khá cụ thể giúp bạn có thể giải quyết tình hình hiện tại nếu như lượt truy cập quá nhiều hoặc bị DDOS … nói chung giúp bạn nắm được đứa con tinh thần của mình bị down và công việc của bạn là giải quyết vấn đề cho no uptime trở lại.
Thông thường, bạn có thể sử dụng các dịch vụ miễn phí như UptimeRobot, PingThat, tuy nhiên bạn sẽ bị giới hạn số lượng website, thời gian check, thường xuyên nhận được thông báo nâng cấp.
Theo dõi trạng thái Uptime website để làm gì?
Tính liền mạch và ổn định của website rất quan trọng, đặc biệt trên các trang mà sự gián đoạn (downtime) có thể gây tổn thất lớn, ví dụ như các trang thương mại điện tử.
Chúng ta thường cố gắng hạn chế gián đoạn bằng cách chọn các dịch vụ hosting tốt, điều này là suy nghĩ hợp lý, vì các hosting chất lượng cao luôn đảm bảo được uptime cao tính trên trung bình. Tuy nhiên, có hai vấn đề với giả định “cứ dùng host tốt là uptime website chắc chắn sẽ cao”:
- Uptime trung bình của các gói host không phải là uptime thực cho sản phẩm cụ thể bạn đang dùng. Uptime trung bình chỉ cho thấy nhìn chung sản phẩm đó có chất lượng tốt như thế nào. Điều đấy giống như thu nhập trung bình của người dân tại một thành phố nào đấy là 10 triệu/tháng, nhưng sẽ vẫn có người chỉ kiếm được 5 triệu/tháng. Tất nhiên sự chênh lệch không lớn đến như vậy khi xét đến uptime của hosting, ý của tôi muốn nhấn mạnh ở đây là uptime trung bình của dịch vụ hosting cho dù có tốt, không có nghĩa là bạn cũng sẽ đạt được con số đấy trong trường hợp cụ thể của bạn. Con số thực sẽ giao động quanh giá trị trung bình này.
- Uptime không chỉ phụ thuộc vào mỗi hosting. Ngay cả khi bạn dùng cách dịch vụ host cao cấp nhất như Google Cloud hay Amazon Cloud – vốn có uptime rất tốt, thì uptime của website của bạn sẽ không bao giờ vượt được con số uptime của host. Lý do là vì uptime của website còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, chẳng hạn việc bạn có sử dụng quá mức tài nguyên hay không, vân vân. Nó giống như laptop của bạn hoạt động bình thường trong điều kiện thông thường, nhưng có thể bị treo khi bạn sử dụng các phần mềm phức tạp đòi hỏi tài nguyên quá cao.
Tóm lại, uptime của website chỉ có thể biết được chính xác thông qua việc đo đạc cụ thể, thay vì dựa vào các giả định, cho dù bạn có sử dụng các gói hosting tốt đến đâu đi chăng nữa. Các chỉ số Uptime và thời gian phản hồi cũng là hai trong nhiều tiêu chí quan trọng để chúng ta quyết định có nên chuyển sang nhà cung cấp dịch vụ hosting mới hay không?
Theo dõi Uptime Website miễn phí với Google Sheet
Với công cụ này thì khác, bạn có thể theo dõi không giới hạn số lượng website, không giới hạn thời gian check, tuỳ chỉnh nhiều email nhận thông báo
Bước 1: Truy cập File Google Sheet và nhấn Tạo một bản sao
Bước 2: Nhập thông tin Cột 1 (Tên website) và Cột 2 (Email thông báo, nếu thông báo qua nhiều email có thể phân cách nhau bằng dấu phẩy “,” )
Bước 3: Chọn Tiện ích mở rộng → Apps Script sẽ mở lên một tab mới
Bước 4: Sau đó ấn nút Chạy rồi cấp quyền cho File Google Sheet này có thể đọc dữ liệu Sheet, gửi Email …
Nhấn vào Xem lại quyền
Nhấn Nâng cao
Chọn tiếp Đi tới Website uptime checker
Kéo xuống cuối chọn Cho phép
Cuối cùng hiển thị kết quả thế này đã thành công
Bước 5: Có thể tuỳ chỉnh khung giờ thông báo trong hệ thống tại Menu Kích Hoạt → Chỉnh sửa trình kích hoạt
Để ngày, giờ thông báo chuẩn theo múi giờ Việt Nam, bạn hãy vào menu Tệp → Cài đặt… rồi chỉnh Múi giờ về (GMT+7:00) Hanoi sau đó nhấn Lưu và tải lại
Chúc các bạn thành công, hãy Share nếu thấy thông tin hay và bổ ích.