Terminal trên MacBook

Terminal là một thuật ngữ khá quen thuộc đối với những bạn sử dụng MacBook, tuy nhiên nếu bạn lần đầu tiên sử dụng thì cần tìm hiểu về nó và sử dụng Terminal cũng khá hữu ích trong một số trường hợp. 

1. Terminal MacBook là gì?

Terminal là một công cụ được cài đặt sẵn trong hệ điều hành macOS hoặc Linux, Unix,..Terminal sẽ cho phép người dùng điều khiển máy tính thông qua các dòng lệnh (code), hiểu đơn giản thì đây là công cụ giao diện cửa sổ lệnh (command line interface).

macos terminal

Bài hướng dẫn này được thực hiện trên hệ điều hành macOS BigSur, các phiên bản khác sẽ có một số thay đổi nhất định (không khác nhiều)

2. Hướng dẫn mở Terminal MacBook

Có 3 cách để mở Terminal trên Mac, cũng khá đơn giản. 

2.1 Sử dụng Finder

Đầu tiên bạn vào Finder => chọn Ứng dụng

finder

Tìm và mở “Tiện ích” Terminal sẽ ở trong phần Tiện ích này

macos terminal

2.2 Sử dụng Launchpad

Mở LaunchPad và gõ “Terminal” sau đó chọn icon như hình để mở

launchpad

2.3 Sử dụng Spotlight

Nhấn tổ hợp phím Command + Space để mở Spotlight, trên thanh Spotlight gõ “Terminal”.

spotlight

3. Cách điều hướng Terminal 

Về cơ bản thì Terminal cũng không khó sử dụng lắm. Màn hình đầu tiên sẽ hiển thị thông tin người dùng và thư mục hiện tại. Đây cũng là nơi bạn nhập liệu các đoạn code. 

terminal macos

Bạn có thể mở nhiều tab trên macOS Terminal (tương tự trình duyệt web) chúng đại diện cho các cửa sổ riêng biệt.

mac terminal

Bạn cũng có thể chia các tab thành cửa sổ làm việc mới

mac os terminal

Ở phiên bản mặc định Terminal trông sẽ khá nhạt nhẽo và đơn điệu, bạn có thể thay đổi chúng một chút bằng cách ​​truy cập Preferences (sử dụng tổ hợp phím Command + dấu phẩy), bạn sẽ thấy có vô số công cụ giúp tùy chỉnh giao diện MacOS Terminal.

Preferences

Tại đây bạn có thể tùy chọn nhiều màu sắc hay định dạng khác nhau. 

4. Các lệnh cơ bản 

Trên Terminal mỗi lệnh thường có 3 phần:

  • Phần lệnh: các ký mà bạn nhập vào cửa sổ Terminal để thực hiện lệnh. 
  • Đối số: Biết được lệnh hoạt động trên tài nguyên nào 
  • Tùy chọn đầu ra: hiển thị kết quả của lệnh sẽ xuất hiện ở đâu. 

Khi sử dụng Terminal cần cẩn thận vì có thể xóa hoặc gây các vấn đề với tệp đã can thiệp vào.

Ví dụ, nếu muốn di chuyển một tệp, bạn sẽ sử dụng lệnh mv. Đối số cho lệnh đó sẽ là vị trí của tệp bạn muốn di chuyển. Và đầu ra sẽ là vị trí bạn muốn tệp được chuyển đến. Vì vậy, lệnh di chuyển một tệp từ desktop sang tệp Documents của bạn có thể trông giống như sau:

mv ~/Desktop/TerminalTestFile.rtf ~/Documents

Dưới đây là bảng một số lệnh thông dụng:

LệnhCông việc 
cd <directory>Di chuyển đến thư mục hoặc đường dẫn đã đặt tên.
lsHiển thị các thư mục trong thư mục tổng đang làm việc hiện tại, hoặc thư mục bạn đặt tên.
rm <object>Xóa một tệp hoặc thư mục đã đặt tên. Nếu bạn sử dụng tùy chọn -r, tất cả các tệp và thư mục trong một thư mục tổng đều sẽ bị xóa.
mkdir <object>Tạo một thư mục với tên được chỉ định trong thư mục làm việc hiện tại.
touch <object>Tạo một tệp trong thư mục làm việc hiện tại. Đừng quên gắn phần mở rộng vào tệp đã đặt tên của bạn.
sudo <action>Nếu bạn muốn chạy một hành động với tư cách là quản trị viên gốc, sudo là lệnh bạn cần. Trên thực tế, đây là một chương trình, không phải lệnh, nhưng vẫn nên được sử dụng một cách thận trọng.

Nhìn chung các dòng lệnh này giúp bạn sử dụng và kiểm soát hệ thống một cách nhanh chóng hơn. Ngoài ra còn nhiều lệnh khác dành cho những bạn nào chuyên về Code sử dụng để tối ưu công việc tốt hơn. 

5. Những nguyên tắc khi sử dụng Terminal trên MacBook

Có một số quy tắc khi sử dụng Terminal bạn cần nắm:

  • Không sử dụng chuột được trong Terminal, chỉ sử dụng để ấn 3 nút đóng, phóng to và ẩn 
  • Sau mỗi lệnh bấm Enter để thực hiện
  • Để ngắt lệnh đang chạy sử dụng Control + C
  • Để thoát khỏi Terminal bấm Command + Q

6. Thao tác với các lệnh cơ bản

6.1 Di chuyển đến thư mục muốn thao tác (cd)

Cấu trúc của lệnh sẽ là: “cd + địa chỉ thư mục”. Tham khảo thêm bảng dưới

Lệnh với cdThao tác tương ứng
cd [Địa chỉ thư mục]Di chuyển đến thư mục được nhập
cd ~Di chuyển đến thư mục người dùng
cd ./[Tên thư mục]Di chuyển đến thư mục con của thư mục hiện tại
cd ../Di chuyển về thư mục mẹ của thư mục hiện tại
cd –Di chuyển đến thư mục truy cập trước đó

6.2 Hiển thị địa chỉ thư mục hiện tại

Sử dụng lệnh “pwd” để biết được địa chỉ của thư mục mình muốn tìm

pwd

6.3 Liệt kê tệp và thư mục (ls)

Đây là lệnh giúp bạn liệt kê các thư mục con trong 1 thư mục lớn 

Lệnh với lsThao tác tương ứng
ls [Địa chỉ thư mục]Liệt kê tất cả tệp và thư mục con hiện có trong thư mục mà bạn được nhập
ls -l [Địa chỉ thư mục]Liệt kê tất cả tệp và thư mục con hiện có trong thư mục mà bạn được nhập (bao gồm chủ sở hữu và thời gian tạo tệp hay thư mục)
ls -la [Địa chỉ thư mục]Liệt kê tất cả tệp và thư mục con hiện có trong thư mục mà bạn được nhập (bao gồm luôn các tệp, thư mục đã được ẩn, chủ sở hữu và thời gian tạo tệp hay thư mục)

6.4 Xóa tệp

Lệnh này giúp bạn xóa tệp trên máy “rm + Địa chỉ tệp”

Ví dụ:

rm /Users/username/Desktop/file.txt

6.5 Tạo và xóa thư mục

Để tạo thư mục bạn nhập lệnh “mkdir + Địa chỉ thư mục” ngược lại để xóa bạn sử dụng lệnh “rmdir + Địa chỉ thư mục”

6.6 Sao chép file (cp)

Cú pháp để thực hiện copy file sẽ là “cp + Địa chỉ thư mục kèm với file gốc + Địa chỉ thư mục đích và tên file mới”.

Ví dụ: cp /Users/username/Desktop/file_goc.txt /Users/username/Desktop/file_sao_chep.txt

6.7 Xem lịch sử trên Terminal (history)

Để xem được lịch sử các câu lệnh mà bạn đã sử dụng trên Terminal, hãy gõ “history” và nhấn Enterhistory c

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng câu lệnh “history -c” để xóa lịch sử trên Terminal.

Trên đây là các thông tin cơ bản của Terminal MacBook, ngoài ra còn nhiều câu lệnh khác cũng nhưng hành động trên Terminal bạn có thể tìm hiểu thêm nếu cần thiết.

Leave a Reply